CÁCH TÍNH ĐỘ DỐC MÁI NHÀ CHUẨN KỸ THUẬT NHẤT CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
Cách tính độ dốc mái nhà chuẩn kỹ thuật nhất có thể bạn chưa biết.
Độ dốc mái có ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng của ngôi nhà. Một ngôi nhà có độ dốc mái phù hợp sẽ đảm bảo độ bền của ngôi nhà đồng thời hạn chế hiện tượng đọng nước, dột nước mỗi khi trời mưa.
Trong bài viết dưới đây Nội thất Miền Bắc sẽ chia sẻ với các bạn cách tính độ dốc mái nhà của các loại mái phổ biến nhất hiện nay. Xin mời các bạn cùng tham khảo.
1. Độ dốc của mái là gì?
Hiểu một cách đơn giản độ dốc mái chính là độ nghiêng của mái theo một tỷ lệ nhất định phù hợp với kết cấu của công trình, nhằm mục đích thoát nước tốt và tránh việc nước bị ứ đọng trên mái gây thấm dột.
2. Cách tính độ dốc mái chuẩn kỹ thuật
Độ dốc mái càng lớn thì khả năng thoát nước càng nhanh. Dưới đây là cách tính độ dốc của 2 loại mái phổ biến nhất ở nước ta hiện nay.
2.1. Cách tính độ dốc mái tôn
Mái tôn là loại mái hiện đã và đang rất được ưa chuộng cho xây dựng nhà ở cùng các công trình kiến trúc khác. Để có được một mái tôn đẹp, chất lượng và đảm bảo độ dốc hoàn hảo bạn cần phải lưu ý những điều sau.
2.1.1. Tiêu chuẩn để đo độ dốc mái tôn đúng kỹ thuật
Với mái được lợp bằng tôn sẽ có độ dốc tối thiểu là 10%. Trong đó:
• Độ dốc của mái tôn lợp nhà
Phụ thuộc vào từng công trình xây dựng nhà ở hoặc nhà xưởng mà thiết kế mái có độ dốc thật phù hợp. Đối với mái tôn lợp nhà cần có độ dốc tối thiểu là 10% để đảm bảo nước mưa có thể chảy xuống dễ dàng, không bị ứ đọng nước trên mái tôn 1 lớp, 3 lớp hoặc mái tôn chống nóng.
• Độ dốc mái tôn sàn bê tông và sàn vệ sinh
Với mái tôn sàn vệ sinh, sàn bê tông thì phải có độ dốc mái tối thiểu là 15% để đảm bảo việc thoát nước dễ dàng hơn.
• Độ dốc của mái tôn lợp tầng hầm
Tiêu chuẩn của độ dốc mái tôn lợp tầng hầm còn phụ thuộc rất nhiều vào độ dốc của tầng hầm và đa phần chúng sẽ có độ dốc tối đa là 20%.
2.1.2. Cách tính độ dốc mái tôn hợp lý nhất
Độ dốc của mái tôn là tỷ số giữa chiều cao/ chiều dài mái tôn sẽ được tính bằng công thức:
i= m x 100% = (H/L) x 100%. Trong đó:
i là độ dốc,
H là chiều cao mái,
L là chiều dài của mái,
m là hệ số độ dốc mái m = H/L
Ví dụ: độ dốc 10% có chiều cao mái H = 1m, chiều dài mái L = 10m.
2.2. Cách tính độ dốc của mái ngói
ừ xưa đến nay mái ngói vẫn luôn là sự lựa chọn hàng đầu của con người trong xây dựng nhà cửa cùng các công trình khác nhau.
Bởi chúng mang đến vẻ đẹp sang trọng, hiện đại cho cả công trình. Để tính độ dốc mái ngói bạn cần phải lưu ý những điều sau:
Xem thêm: 10 trần nhựa thả đẹp gây sốt
Top 5 loại đá ốp tường được ưa chuộng nhất.
2.2.1. Thông số kỹ thuật của mái ngói tiêu chuẩn
Độ dốc m và độ dốc I là hai thông số kỹ thuật quan trọng mà bạn cần phải nắm vững khi tính độ dốc mái ngói.
Công thức tính độ dốc alpha m = H/L = tan. Trong đó: anpha là kí hiệu độ dốc, H là chiều cao và L là chiều dài của mái.
Độ dốc đẹp của mái nhà sẽ phụ thuộc vào tỷ lệ “vàng” của mái. Tỷ lệ vàng chính là tỷ lệ giữa hai cạnh góc vuông của một tam giác. Từ đó ta có thể thấy anpha thẩm mỹ của mái ngói đẹp sẽ dao động trong khoảng 30 – 35 độ.
Với tỷ lệ dốc đẹp này thì mái ngói sẽ có độ dốc vừa phải không quá cao và nếu như không đạt tỷ lệ vàng sẽ khiến cho gia chủ tốn nhiều chi phí xây dựng và sửa chữa hơn. Đồng thời nếu độ dốc thấp hơn tỷ lệ vàng thì ngôi nhà sẽ không đảm bảo được tính thẩm mỹ cũng như khả năng thoát nước của mái.
2.2.2. Công thức tính độ dốc mái ngói
Công thức tính độ dốc của mái ngói trong xây dựng:
• Độ dốc I sẽ được tính bằng công thức: i= H/L *100%= arctan
• Độ dốc m được tính bằng công thức: m = tan hoặc m = H/2L ( theo cách tính truyền thống).
Như vậy, qua bài viết trên đây quangcaoyenbai.com đã chia sẻ với các bạn một số cách tính độ dốc mái tôn, mái ngói chính xác và được dùng nhiều nhất hiện nay. Hy vọng với những chia sẻ này sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức thật bổ ích trong thiết kế xây dựng tổ ấm của gia đình mình.
| Trong thời gian chờ load link hãy bấm xem video để ủng hộ Quảng Cáo Yên Bái | Thank For Watching |
0 nhận xét: