Sunday, December 20, 2020

HƯỚNG DẪN CÁCH THI CÔNG TRẦN NHỰA TỪ A – Z, AN TOÀN VÀ TỐI ƯU CHI PHÍ

subrice-QCYB.jpg

Sử dụng trần nhựa thay cho trần thạch cao, trần gỗ, trần tôn là giải pháp tối ưu chi phí vô cùng hiệu quả. Ưu điểm của việc ốp trần nhựa và cách thi công trần nhựa như thế nào, sẽ được bật mí trong bài viết hôm nay của chúng tôi. Mời các bạn cùng theo dõi. 1. Ưu điểm nổi bật của trần nhà bằng nhựa Trước khi tìm hiểu về cách thi công trần nhựa chúng ta hãy kiểm tra xem vật liệu trần này có “xứng đáng” để lựa chọn hay không. Trần nhựa cao cấp bảo vệ sức khỏe, thân thiện môi trường. Lựa chọn các loại trần nhựa PVC, Composite,… không chứa formaldehyde không gây độc hại đến môi trường sống cũng như sức khỏe con người. Khả năng chống nóng và vách nhiệt của các loại trần nhựa hiện nay cực tốt, có thể đạt hiệu quả tới 90%, khả năng chống thấm nước tuyệt đối. Tính chống ồn và chịu nhiệt của trần nhựa cũng được đánh giá cao, nhờ các chất phụ gia chất lượng. Loại trần nhà này cũng không lo bị ăn mòn bởi muối, alkali, acid,… ngăn chặn sự xâm nhập, phá hoại của mối mọt, côn trùng, kéo dài tuổi thọ lên tới 10 – 15 năm. Trần nhựa có trọng nhẹ hơn hầu như tất cả các loại trần hiện nay gạch, thạch cao, tôn,…. Chính vì vậy, quá trình vận chuyển, thi công trở nên dễ dàng hơn, tối ưu chi phí cũng tốt hơn. Trong khi giá thành của nó vốn đã rẻ hơn so với những loại vật liệu khác.
Mẫu mã đẹp và phong phú cũng là điểm cộng lớn của các mẫu trần nhựa. Có các mẫu trần nhựa giả gỗ với màu sắc, đường vân y như thật. Các mẫu trần nhựa thả cũng đẹp và tinh tế không kém. Bạn có thể thêm các tấm ốp trần, la phong bằng nhựa để tăng thêm vẻ hiện đại, tinh tế cho không gian. Dễ vệ sinh và có khả năng chống trầy xước tốt cũng là ưu điểm tuyệt vời của những tấm trần nhựa dài. Khi trần bị bám bụi, có thể dễ dàng lau chùi mà không cần sử dụng bất cứ chất tẩy rửa nào. 2. Cách thi công trần nhựa đơn giản và hiệu quả Việc thi công trần nhựa không đòi hỏi phức tạp như trần gỗ hay trần thạch cao,… Với 7 bước hướng dẫn dưới đây bạn có thể tự lắp trần nhựa tại nhà, tối ưu chi phí nhân công hiệu quả. Bước 1: Các định chính xác vị trí và độ cao trần Trước khi tiến hành ốp trần nhựa bạn phải xác định chính xác vị trí thi công cũng như chiều cao không gian để trần nhựa phát huy tốt mọi khả năng: cách âm, cách nhiệt, chống ồn, trang trí,… Có thể sử dụng máy laze hoặc ống divo để lấy số chiều cao của trần nhà. Với nhà lợp mái tôn hoặc mái fibro xi măng thì khoảng cách giữa đỉnh mái và trần tối thiểu là 1,5m. Còn mái bế thông thì tối thiểu là 0,5m. Sử dụng máy laze bạn có thể đánh dấu vị trí trần bằng bút mực trên các vách tường, cột để xác định viền trần. Số cao độ thường nằm ở mặt dưới tấm trần dài.
Bước 2: Cố định thanh viền tường Tùy vào từng loại vách tường mà chúng ta sử dụng búa đóng đinh hoặc khoan tay để cố định thanh viền theo độ cao đã được xác định. Chú ý, khoảng cách lỗ đinh không quá 30cm để đảm bảo độ vững chắc. Khi lắp ghép các xương, giữ khoảng cách tối thiểu giữa các xương là 80cm và tối đa là 100cm. Riêng các xương ngang khoảng cách 2 – 3m một xương. Với các công trình kiến trúc mái rộng nên lưu ý lắp xương chống từ mái trần xướng mặt trần. Bước 3: Phân chia ô trần Việc phân chia ô trần có tác dụng đảm bảo cân đối độ rộng của khung trần thả và các tấm ốp trần. Khoảng cách các ô hợp lý là 60x60cm và 61x61cm. Bước 4: Xác định điểm treo ty Ty treo trần hay còn gọi là ty ren, thanh ren, ty treo, ty giằng là một chi tiết quan trọng trong lắp ghép, thường dùng trong thi công xây dựng hay gia công cơ khí. Ty treo trần là một thanh thẳng, dài từ 1 – 3m, dùng để liên kết các kết cấu phụ và các kết cấu cố định của công trình. • Xác định khoảng cách các điểm treo ty trên thanh chính là ≤ 120cm • Khoảng cách từ vách hoặc tường tới móc thanh chính đầu tiên ≤ 61cm. Với trần bê tông, chúng ta dùng khoan bê tông để khoan trực tiếp vào mặt sàn. Dùng tắc kê nở và pát 2 lỗ cùng cỡ ty treo đã gắn tang-đơ theo độ cao trần đã được xác định. Với nhà lợp mái tôn, ty treo trần có thể liên kết trực tiếp với xà gồ và dùng pát 2 lỗ.
Bước 5: Lắp đặt khung thanh chính và khung thanh phụ Các thanh chính và thanh phụ của trần đực liên kết với nhau bằng cách ngắn đầu ngầm của thanh này với thanh kia. Khoảng cách giữa 2 thanh ≤ 122cm. Thanh phụ lắp ngầm vào các lỗ mẫu của thanh chính, khoảng cách giữa 2 thanh phụ ≤ 61cm. Bước 6: Căn chỉnh khung xương Sau khi đã lắp xong cách thanh chính và phụ, bạn nên cân đối lại, điều chỉnh khung ngay ngắn, thẳng hàng, điều chỉnh tang-đơ cho khung trần đúng bằng cao độ của tường và cột đã xác định vị trí từ trước. Bước 7: Lắp đặt tấm trần nhựa Chọn loại tấm trần nhựa đúng với quy cách khung xương đã lắp đặt. Ghép những tấm trần nhựa pvc vào khung xương, dùng dây thép hoặc đinh vít để cố định tấm trần nhựa. Chú ý khi lắp các tấm trần, hèm khóa phải ăn khớp với nhau để đảm bảo độ chắc chắn và an toàn. Để đảm bảo độ an toàn cũng như tính thẩm mỹ cao cho công trình, tốt hơn hết bạn nên thuê đơn vị thi công trần nhựa chuyên nghiệp. Trước khi lựa chọn bạn hãy tìm hiểu báo giá thi công trần nhựa – trần nhựa thả để cân đối ngân sách sao cho hợp lý. Bạn có thể tham khảo các nhà cung cấp từ đơn vị thiết kế thi công nội thất cho mình. Chúc các bạn thành công.
| Trong thời gian chờ load link hãy bấm xem video để ủng hộ Quảng Cáo Yên Bái | Thank For Watching |


SHARE THIS

Author:

THÔNG TIN LIÊN HỆ Office: Đ. Nguyễn Tất Thành - Tp. Yên Bái Điện thoại: 0378 166 999 Hotline: 0967 101 101 Email: quangcaoyenbai.com@gmail.com

0 nhận xét: